Người nước ngoài sang Việt Nam công tác hoặc du lịch và muốn tự lái xe đi lại tại Việt Nam có cần phải thực hiện thủ tục chuyển đổi giấy phép lái xe không? Việt Kiều hoặc công dân Việt Nam có bằng lái xe do nước ngoài cấp muốn điều khiển xe tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục nào? Hãy cùng VisaDulichVietNam tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Đổi giấy pháp lái xe nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam
1. Quy định pháp lý về việc sử dụng bằng lái xe của nước ngoài tại Việt Nam
Tóm tắt quy định
Người nước ngoài có giấy phép lái xe do các nước tham gia công ước Viên cấp thì cần mang theo giấy phép lái xe quốc tế này và giấy phép lái xe quốc gia khi tham gia giao thông tại Việt Nam
Người nước ngoài không có giấy phép lái xe do các nước tham gia công ước Viên cấp thì cần thực hiện thủ tục chuyển đổi giấy phép lái xe quốc gia sang giấy phép lái xe Việt Nam
Người nước ngoài không nên thực hiện thủ tục đổi giấy phép lái xe quốc tế tại Việt Nam vì giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng tại Việt Nam.
Người nước ngoài chưa có giấy phép lái xe thì cần thi sát hạch để được cấp bằng lái xe Việt Nam.
Dưới đây là một số quy định cụ thể của pháp luật về việc sử dụng bằng lái xe do nước ngoài cấp tại Việt Nam.
🎯Khoản 10 Điều 33 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về việc người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam như sau:
Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.
Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
🎯Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ngày 6/7/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, sử dụng bằng lái xe quốc tế:
Người có giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo giấy phép lái xe quốc tế và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển; phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam.
Đây là danh sách 86 quốc gia đang tham gia công ước Viên về giao thông đường bộ năm 1968:
Ả rập Xê út Hà Lan Peru
Áo Hàn QUốc Phần Lan
Armenia Holy See Pháp
Azerbaijan Hungary Philippines
Ba Lan Hy Lạp Qatar
Bahamas Indonesia Romania
Bahrain Iran San Marino
Belarus Iraq Senegal
Bỉ Israel Serbia
Bờ biển ngà Kazakhstan Seychelles
Bồ Đào Nha Kenya Slovakia
Bosnia và Herzegovina Kuwait Slovenia
Brazil Kyrgyzstan Tajikistan
Bulgaria Latvia Tây Ban Nha
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) Liberia Thái Lan
Chile Lithuania Thổ Nhĩ Kỳ
Cộng hòa Séc Luxembourg Thụy Điển
Cộng hòa Trung Phi Macedonia Thụy Sĩ
Congo Ma-rốc Tunisia
Costa Rica Mexico Turkmenistan
Croatia Moldova Ukraine
Cuba Monaco Uruguay
Đan Mạch Mongolia Uzbekistan
Đức Mongtenegro Venezuela
Ecuador Na Uy Việt Nam
Estonia Nam Phi Vương quốc Anh
Georgia Nga Ý
Ghân Niger Zimbabwe
Guyana Pakistan
👉 Tải danh sách chi tiết tại đây.
🎯Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT lại nêu rõ:
Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp không có giá trị sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.
👉 Như vậy, ngoại trừ giấy phép lái xe quốc tế được cấp từ các nước tham gia Công ước Viên 1968, bằng lái xe quốc tế đa phần không có giá trị ở Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Đặc biệt, bằng lái xe quốc tế cấp ở Việt Nam không có giá trị sử dụng tại Việt Nam.
Điều này áp dụng cho cả người Việt Nam và người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam.
👉👉Do đó, người nước ngoài muốn tham gia giao thông ở Việt Nam bằng các phương tiện như xe 2 bánh, xe 4 bánh mà không có các giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia công ước Viên cấp thì cần tiến hành thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang bằng Việt Nam tại Việt Nam. Không nên đổi bằng lái xe quốc tế tại Việt Nam vì không có giá trị sử dụng tại Việt Nam.
2. Điều kiện đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài
Để có thể thực hiện thủ tục đổi bằng lái xe cho người nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài cần đảm bảo các điều kiện sau:
Đối với người nước ngoài đang cư trú, làm việc, và học tập tại Việt Nam
Có một trong các giấy tờ dưới đây còn hạn ít nhất 3 tháng, chứng minh việc cư trú tại Việt Nam, bao gồm:
Giấy chứng minh thư ngoại giao
Giấy chứng minh thư công vụ
Thẻ tạm trú
Thẻ cư trú
Thẻ thường trú
Visa Việt Nam.
Có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng.
Đối với người nước ngoài đến Việt Nam du lịch, lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam:
Có visa Việt Nam hợp lệ,
Có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng.
(Theo khoản 5 Điều 37 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT).
3. Thời hạn sử dụng của bằng lái xe đổi cho người nước ngoài
Theo quy định tại Điểm a, b khoản 7 Điều 37 Thông tư 12/2017 của Bộ Giao thông Vận tải thì thời hạn giấy phép lái xe Việt Nam đổi cho người nước ngoài có thời hạn sử dụng như sau:
Đối với người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam: thời hạn sử dụng giấy phép lái xe chuyển đổi
phù hợp với thời hạn ghi trong giấy tờ chứng minh cư trú ở trên,
phù hợp với thời hạn sử dụng giấy phép lái xe nước ngoài,
NHƯNG KHÔNG vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam
Đối với khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam: thời hạn sử dụng giấy phép lái xe Việt Nam chuyển đổi
phù hợp vơi thời gian du lịch ở Việt Nam (từ khi nhập cảnh đến khi xuất cảnh Việt Nam)
NHƯNG KHÔNG vượt quá thời hạn quy định của giấy phép lái xe Việt Nam.
Thời hạn của giấy phép lái xe Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT:
STT Loại GPLX Loại phương tiện Thời hạn GPLS
1 A1 Cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Không có thời hạn
2 A2 Cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Không có thời hạn
3 A3 Cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Không có thời hạn
4 A4 Cấp cho người lái máy kéo có trọng tải đến 1.000 kg. 10 năm
5 B1 Cấp cho người không hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg. Có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
6 B2 Cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg. 10 năm, kể từ ngày cấp
7 C Cấp cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2. 05 năm, kể từ ngày cấp.
8 D Cấp cho người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.
9 E Cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi và các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D.
10 FB2 Cấp cho người lái xe đã có giấy phép lái xe hạng B2, D, E để lái các loại xe quy định cho các giấy phép lái xe hạng này khi kéo rơ moóc hoặc xe ô tô chở khách nối toa
11 FE
12 FD
13 FC
4. Nơi đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài ở đâu
Người có Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị đổi Giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp tại một trong hai địa điểm sau:
Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Địa chỉ: D20 Tôn Thất Thuyết, KĐT mới, Cầu Giấy, Hà Nội
Sở Giao thông vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài), ví dụ:
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội – Khu liên cơ, 258 Đ. Võ Chí Công, Tây Hồ, Hà Nội
Sở Giao thông Vận tải TP.HCM – 63 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Sở Giao thông vận tải Hải Phòng – số 1 Cù Chính Lan, Hồng Bàng, Hải Phòng
Sở Giao thông Vận tải Hải Dương – Số 79 Bạch Đằng, P. Lê Thanh nghị, Thành phố Hải Dương, Hải Dương
Sở Giao thông Vận tải Bắc Giang – số 51 Nguyễn Văn Cừ, Phường Ngô Quyền, Bắc Giang
Sở Giao thông Vận tải Bắc Ninh – 16 Nguyên Phi Ỷ Lan, Suối Hoa, Bắc Ninh
Sở Giao thông Vận tải Đà Nẵng – Số 140 Hải Phòng, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng
Sở Giao thông Vận tải Bình Dương – Lê Lợi, Tầng 12A Tòa Trung tâm Hành chính P, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Sở Giao Thông Vận Tải Tỉnh Đồng Nai – 18 Phan Chu Trinh, Quyết Thắng, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
5. Thời gian đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài
Thời hạn giải quyết yêu cầu đổi giấy phép lái xe do nước ngoài cấp sang giấy phép lái xe Việt Nam là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Tuy nhiên thời gian xét duyệt có thể sẽ lâu hơn trong một số trường hợp sau:
Trường hợp phát hiện có nghi vấn về giấy phép lái xe nước ngoài, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe sẽ cần thêm thời gian để gửi văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh.
Trường hợp phát hiện có nghi vấn về hộ chiếu, giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh thư ngoại giao, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe sẽ cần thêm thời gian để gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thuộc Bộ Công an, Phòng Quản lý xuất nhập Cảnh thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác minh.
6. Phí đổi giấy phép lái xe của nước ngoài sang giấy phép lái xe Việt Nam
Theo quy định, phí đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp sang giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của Việt Nam là 135.000 đồng.
7. Hồ sơ xin đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài
Theo quy định tại điều 41, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ xin chuyển đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang giấy phép lái xe Việt Nam sẽ khác nhau, tùy vào đối tượng:
Hồ sơ xin đổi giấy phép lái xe nước ngoài đối với người nước ngoài, Việt Kiều cư trú tại Việt Nam Hồ sơ xin đổi giấy phép lái xe nước ngoài cho khách du lịch nước ngoài, Việt Kiều du lịch
Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe (theo mẫu tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT);
Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan Công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe;
Bản sao hộ chiếu (phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam);
Bản sao giấy chứng minh thư ngoại giao hoặc công vụ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp hoặc bản sao thẻ cư trú, thẻ lưu trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú, giấy tờ xác minh định cư lâu dài tại Việt Nam.
Đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
Bản dịch giấy phép lái xe nước ngoài ra tiếng Việt được bảo chứng chất lượng dịch thuật của cơ quan công chứng hoặc Đại sứ quán, Lãnh sự quán tại Việt Nam mà người dịch làm việc, đóng dấu giáp lai với bản sao giấy phép lái xe; trường hợp phát hiện có nghi vấn, cơ quan cấp đổi giấy phép lái xe có văn bản đề nghị Đại sứ quán, Lãnh sự quán của quốc gia cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam xác minh;
Bản sao có chứng thực danh sách xuất nhập cảnh của Bộ Công an hoặc bản sao hộ chiếu gồm phần số hộ chiếu, họ tên và ảnh người được cấp, thời hạn sử dụng và trang thị thực nhập cảnh vào Việt Nam;
01 ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm nền ảnh màu xanh, kiểu chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Dưới đây là Mẫu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài
Mẫu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam – VisaDulichVietNam
Mẫu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe nước ngoài để sử dụng tại Việt Nam
8. Thủ tục đổi giấy phép lái xe của nước ngoài
Dưới đây là thủ tục 3 bước để chuyển đổi giấy phép lái xe do nước ngoài cấp:
🎯Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ theo đúng yêu cầu ở trên.
🎯Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông Vận tải (nơi đăng ký cư trú, lưu trú, tạm trú hoặc định cư lâu dài).
Khi đến nơi, người lái xe phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và xuất trình bản chính các hồ sơ nêu trên (trừ các bản chính đã gửi) để đối chiếu.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận sẽ kiểm tra hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đúng theo quy định, cán bộ tiếp nhận sẽ thông báo trực tiếp/bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Nếu hồ sơ đầy đủ, bạn sẽ đóng phí chuyển đổi giấy phép lái xe là 135.000 đồng/hồ sơ.
🎯Bước 3: Chờ giải quyết và nhận kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải thực hiện việc đổi giấy phép lái xe.
Trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì bạn sẽ nhận được văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Như vậy, VisaDulichVietNam vừa hướng dẫn bạn cụ thể tất cả các thông tin về chuyển đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang giấy phép lái xe của Việt Nam. Thủ tục này áp dụng với cả người nước ngoài và Việt Kiều.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về việc chuyển đổi giấy phép lái xe nước ngoài tại Việt Nam.
9. Câu hỏi thường gặp
Tôi là người Việt Nam và có giấy phép lái xe quốc tế, tôi có thể dùng được ở Việt Nam không?
Người Việt Nam nếu có giấy phép lái xe quốc tế hoặc bằng lái xe nước ngoài về Việt Nam sẽ không sử dụng được, trong trường hợp có nhu cầu lái xe ở Việt Nam phải làm thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam.
Vì theo quy định trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì người quốc tịch Việt Nam chỉ được phép sử dụng bằng lái xe Việt Nam ngoài ra bằng lái xe nước ngoài hoặc giấy phép lái xe quốc tế đều không có giá trị sử dụng tại Việt Nam.
Nếu bạn cần hỗ trợ thực hiện thủ tục chuyển đổi giấy phép lái xe nước ngoài sang giấy phép lái xe Việt Nam, hãy liên hệ ngay với VisaDulichVietNam nhé.
Một số bài viết khác:
Dịch vụ làm visa Ấn Độ trọn gói tiết kiệm chi phí
Xin visa Ấn Độ hết bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn cách xin visa Ấn Độ online nhanh chóng
Dịch vụ làm visa Ấn Độ tại Visa Du lịch Việt Nam
Bảng giá dịch vụ làm visa Ấn chi tiết nhất
Thủ tục xin visa Ấn Độ cho người Việt Nam