Toàn bộ hướng dẫn về quy định, hồ sơ, kinh nghiệm và thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.
1. Quy định về kết hôn với người nước ngoài
Việc kết hôn với người nước ngoài (hay theo pháp luật gọi là Kết hôn có yếu tố nước ngoài) được quy định rõ ràng và cụ thể trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.
Trong đó, Điều 126 của Luật này nêu rõ:
Khi người nước ngoài, người Việt Nam kết hôn với nhau thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.
Khi kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo các quy định về điều kiện kết hôn nêu tại Luật Hôn nhân và Gia đình.
Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng phải đáp ứng các điều kiện kết hôn của Luật này.
Vậy, các điều kiện kết hôn của người nước ngoài với người Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp nhé.
2. Điều kiện kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Người nước ngoài và người Việt Nam tổ chức đăng ký kết hôn tạ cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các quy định nêu tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2014, và được cụ thể hóa tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, cụ thể như sau:
STT Tiêu chí Quy định cụ thể
1 Độ tuổi: Nam đủ 20 tuổi, Nữ đủ 18 tuổi > Nam phải đủ 20 tuổi,
> Nữ phải đủ 18 tuổi
Quy định về tuổi kết hôn này đã thay đổi so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (trong đó quy định độ tuổi kết hôn là Nam từ 20 tuổi và nữ từ 18 tuổi).
Tuổi đủ này được tính theo ngày, tháng, năm sinh. Cách tính này được quy định rõ ràng tại
Ví dụ, Chị A sinh ngày 10/01/2004. Đến ngày 08/01/2022 chị A đăng ký kết hôn với anh B tại Ủy ban nhân dân phường X. Như vậy, tại thời điểm đăng ký kết hôn chị A mới bước sang tuổi 18 mà chưa đủ 18 tuổi nếu xét về ngày, tháng sinh (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10/01/2022), >> nên chị A chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn vào ngày 08/01/2022.
Lưu ý: Nếu không xác định được tháng sinh, thì tháng sinh sẽ được tính là tháng 01 của năm sinhNếu không xác định được ngày sinh, thì ngày sinh sẽ được tính là ngày 01 của tháng sinh
2 Kết hôn trên tinh thần tự nguyện Người Việt Nam và người nước ngoài kết hôn tại Việt Nam xác lập quan hệ vợi chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
3 Không bị mất năng lực hành vi dân sự Theo Quy định tại Điều 22, Bộ Luật dân sự, Người bị mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, được Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Do đó, khi một người mất nặng lực hành vi dân sự thì sẽ không nhận thức được việc kết hôn với người khác, không xác định được yêu cầu kết hôn có phải tự nguyện, thực hiện theo ý chí của người đó hay không.
4 Không thuộc đối tượng bị cấm kết hôn Các đối tượng bị cấm kết hôn bao gồm: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ, trong đó, người đang có vợ hoặc có chồng là những người thuộc các trường hợp sau:Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
3. Đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở đâu?
Theo Quy định tại Điều 37 – Thẩm quyền đăng ký kết hôn, Luật hộ tịch năm 2014, thì Công dân Việt Nam và người nước ngoài sẽ thực hiện đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Nơi cư trú ở đây là nơi công dân Việt Nam thường xuyên sinh sống, bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú (căn cứ quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 11 Luật Cư trú 2020).
4. Thời gian đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Theo quy định của Pháp luật Việt Nam (khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 32 Nghị định 123), tổng thời gian giải quyết thủ tục đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam sẽ mất khoảng 13 ngày làm việc, nếu đủ hồ sơ hợp lệ và không có sự kiện gián đoạn.
Trong đó bao gồm:
10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ để Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết và báo cáo lên Chủ tịch UBND ký Giấy chứng nhận kết hôn nếu đủ điều kiện.
03 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn để Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Tuy nhiên, trên thực tế, tùy từng trường hợp, thời gian đăng ký kết hôn với người nước ngoài có thể sẽ khác nhau.
Lưu ý: Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp có thể gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày ký Giấy chứng nhận kết hôn theo văn bản đề nghị của Phòng Tư pháp.
Hết 60 ngày mà hai bên không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn đã ký sẽ bị hủy.
5. Lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại UBND cấp huyện do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Như vậy, mức lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài không được quy định thống nhất, mức phí của mỗi địa phương có thể sẽ khác nhau. Thông thường, mức lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài dao động trong khoảng từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
Ví dụ:
STT Tỉnh/Thành phố Lệ phí đăng ký kết hôn tại cấp Quận/huyện Căn cứ
1 Hà Nội 1.000.000 đồng Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân TP Hà Nội
2 Tp Hồ Chí Minh 1.000.000 đồng Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Tp Hồ Chí Minh
3 Đà Nẵng 1.500.000 đồng Nghị quyết 341/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Đà Nẵng
4 Đồng Nai 1.200.000 đồng Nghị quyết 72/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai
5 Bình Dương 1.000.000 đồng Nghị quyết 73/2016/NQ-HĐND9 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương
6 Bắc Giang 1.000.000 đồng Nghị quyết 11/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang
7 Bắc Ninh 1.500.000 đồng Nghị quyết 48/2017/NQ-HĐND18 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh
8 Nghệ An 1.200.000 đồng
6. Kết hôn với người nước ngoài cần giấy tờ gì?
Phần hồ sơ, giấy tờ đăng ký kết hôn với người nước ngoài là một phần vô cùng quan trọng mà bạn cần chú ý để đỡ mất thời gian, công sức và tiền bạc khi phải chuẩn bị nhiều lần.
Dưới đây là những giấy tờ mà bạn và người yêu là người nước ngoài cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam:
Nhóm hồ sơ STT Tên hồ sơ Yêu cầu cụ thể Số lượng (bản) Người chuẩn bị
I. Giấy tờ phải xuất trình 1 Hộ chiếu/CMND/CCCD của công dân Việt Nam/hoặc giấy tờ thay thế Có dán ảnh và thông tin cá nhân, do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam. Trường hợp các thông tin cá nhân trong các giấy tờ này đã có trong Cơ sở Dữ liệ Quốc gia về Dân cư (CSDLQGVDC), Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (CSDLHTĐT), được hệ thống điền tự động thì không phải xuất trình; 01 bản gốc Công dân Việt Nam
2 Hộ chiếu/Giấy tờ đi lại quốc tế/Thẻ cư trú của người nước ngoài Có dán ảnh và thông tin cá nhân, và còn giá trị sử dụng. 01 bản gốc Người nước ngoài
3 Giấy tờ chứng minh nơi cư trú Ví dụ giấy xác nhận thường trú, để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn. Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã có trong CSDLQGVDC, được điền tự động thì không phải xuất trình. 01 Bản gốc Công dân Việt Nam
II. Giấy tờ phải nộp 1 Mẫu đơn đăng ký kết hôn với người nước ngoài Tùy theo hình thức nộp hồ sơ (trực tiếp hay trực tuyến), và phương thức điền mẫu đơn đưng ký kết hôn với người nước ngoài cũng khác nhau. Nếu nộp trực tiếp, thì bạn tải mẫu đơn này. >> Download Mẫu tờ khai đăng ký kết hôn với người nước ngoài Còn nếu nộp trực tuyến, thì bạn khai ngay trên máy trong quá trình nộp hồ sơ. 01 bản gốc Cả người Việt Nam và người nước ngoài khai chung
2 Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng (hay còn gọi là tuyên thệ độc thân), phù hợp với pháp luật của nước đó. Lưu ý: Giấy xác nhận độc thân, tuyên thệ độc thân phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. 01 bản gốc & 01 bản hợp pháp hóa lãnh sự (nếu yêu cầu) và dịch thuật ra tiếng Việt Người nước ngoài
3 Giấy xác nhận độc thân của công dân Việt Nam Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã cấp hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ 01 bản gốc Công dân Việt Nam
4 Giấy khám sức khỏe để đăng ký kết hôn Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; Lưu ý: Giấy khám sức khỏe do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sựViệc khám sức khỏe để kết hôn với người nước ngoài cần thực hiện ở các bệnh viện có chuyên khoa về tâm thần, ví dụ:TP HCM:Bệnh viện Tâm thần Thành phồ Hồ Chí MinhBệnh viện Chợ RẫyHà Nội:Bệnh viện Bạch Mai Bệnh viện Việt Pháp 01 bản gốc + 01 bản Hợp pháp hóa lãnh sự (nếu yêu cầu) và dịch thuật ra tiếng Việt Cả Nam và Nữ
5 Giấy tờ khác nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì cần bổ sung bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 của Nghị định này; nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì cần bổ sung văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó. 01 bản gốc Công dân Việt Nam
Như vậy, chúng tôi đã vừa giới thiệu với bạn trọn bộ hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam.
Bây giờ, chúng ta hãy đi sâu vào phần thủ tục.
7. Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam vẫn đang phải thực hiện trực tiếp, chưa áp dụng hình thức nộp trực tuyến.
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
Các bước của Quy trình này như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cả công dân Việt Nam và người nước ngoài sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ nêu tại mục 6 ở trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn
Hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ được nộp trực tếp tại UBND cấp huyện có thẩm quyền. Người Việt Nam có thể mang hồ sơ lên nộp mà không cần có văn bản ủy quyền của người nước ngoài.
Sau đó, người tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;
Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận sẽ hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Bước 3: Chờ xử lý và nhận kết quả
Sau khi nhận được đầy đủ bộ hồ sơ theo quy định, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn.
Trong quá trình thẩm tra:
Nếu có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ.
nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên nam và nữ để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn
Sau khi xác định hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn theo quy định, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
Trường hợp Chủ tịch UBND đồng ý giải quyết thì ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Lúc đó, hai bạn (hai bên nam nữ) sẽ cần đến UBND cấp huyện nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy chứng nhận kết hôn, và thực hiện một số thủ tục liên quan.
Lưu ý: Như đã nói ở trên, trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp có thể gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày ký Giấy chứng nhận kết hôn theo văn bản đề nghị của Phòng Tư pháp.
Hết 60 ngày mà hai bên không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn đã ký sẽ bị hủy.
8. Kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Theo kinh nghiệm đăng ký kết hôn với người nước ngoài, thì việc chuẩn bị hồ sơ đóng vai trò rất quan trọng, vì nếu hồ sơ không chuẩn ngay từ đầu, thì sẽ bị từ chối tiếp nhận, và quy trình sẽ bị tạm ngưng tại đó. Do đó, bạn hãy chuẩn bị thật cẩn thận theo đúng danh sách nêu trên.
Về phỏng vấn khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Khi đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn, hai bạn cũng có thể sẽ được hỏi một số câu hỏi phỏng vấn liên quan đến
Thông tin cá nhân: tuổi tác, địa chỉ, nghề nghiệp, thông tin gia đình người bảo lãnh, …
Thông tin về đời sống, môi trường làm việc và tài chính: làm gì, học gì, địa chỉ làm việc, nên biết thu nhập chồng, hôn phu là bao nhiêu, tài sản như nhà, xe, đóng thuế, làm bao nhiêu một giờ, ai là người chi trả phí đám cưới, nhà chồng cho bao nhiêu; …
Thông tin về mối quan hệ: ngày đầu quen nhau, thời gian quen nhau cho đến khi đăng ký kết hôn là bao lâu, vì sao yêu nhau, quen nhau do ai giới thiệu, hiện tại có mấy người con, người bảo lãnh về bao nhiêu lần, lần cuối về khi nào? …
>> Tất cả các thông tin bạn trả lời trong buổi phỏng vấn cần chính xác và nhất quán theo lời khai thông tin trong hồ sơ và các bằng chứng mang theo.
Về khám sức khỏe kết hôn với người nước ngoài, nên thực hiện tại các bênh viện có chuyên khoa tâm thần và được phép khám sức khỏe kết hôn như đã nói ở trên.
Trường hợp đã khám sức khỏe tại nước ngoài, kết quả khám sức khỏe có thể sử dụng tại Việt Nam nhưng phải hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt (tốn thời gian và chi phí hơn khám sức khỏe tại Việt Nam).
9. Câu hỏi thường gặp
Kết hôn với người nước ngoài có lợi ích gì?
Xét về lợi ích khi kết hôn với người nước ngoài, có thể nói đến:
Người nước ngoài kết hôn hợp pháp với người Việt Nam có thể xin Visa thăm thân, thẻ tạm trú thăm thân, và Miễn giấy phép lao động Việt Nam, giấy miễn thị thực 5 năm ….
Người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài sẽ được hưởng một số quyền lợi được quy định của quốc gia mà người nước ngoài là công dân.
Đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài không?
Theo các quy định tại Điều 53 Quy định 69-QĐ/TW ngày 06/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương, không có quy định nào cấm Đảng viên kết hôn với người nước ngoài. Nếu bạn đáp ứng đầy đủ các điều kiện như trên thì được quyền kết hôn với người nước ngoài.
Tuy nhiên, Đảng viên chỉ bị kỷ luật Đảng nếu kết hôn với người nước ngoài khi không báo cáo với cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi mình sinh hoạt hoặc kết hôn với người nước ngoài có hoạt động phạm tội nghiêm trọng, có thái độ hoặc hoạt động chống Đảng, Nhà nước.
Visa cho người nước ngoài vào kết hôn với người Việt Nam?
Nếu người nước ngoài vào Việt Nam chỉ nhằm thực hiện mục đích kết hôn với người Việt Nam, thì người nước ngoài có thể xin visa du lịch.
Như vậy, VisaDulichVietNam vừa hướng dẫn bạn trọn bộ thông tin về hồ sơ, thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam.
Một số bài viết khác:
Dịch vụ làm visa Ấn Độ trọn gói tiết kiệm chi phí
Xin visa Ấn Độ hết bao nhiêu tiền?
Hướng dẫn cách xin visa Ấn Độ online nhanh chóng
Dịch vụ làm visa Ấn Độ tại Visa Du lịch Việt Nam
Bảng giá dịch vụ làm visa Ấn chi tiết nhất
Thủ tục xin visa Ấn Độ cho người Việt Nam